10 quy tắc giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện
Lượt xem:
1. Định hướng sự độc lập cho con
Các bậc phụ huynh tin rằng, con sẽ phát triển tốt và thành công về sau nếu họ dạy con làm được tất cả mọi việc. Nhưng điều quan trọng hơn là trẻ cần hiểu rằng, chính bản thân mình có thể tự làm mọi việc chứ không cần nhờ cậy ai. Tư duy này cần dạy cho trẻ từ nhỏ để xây dựng tính cách tự chủ cho con, điều này góp phần không nhỏ trong việc định hình tương lai của trẻ.
2. Vạn sự khởi đầu nan
Để có thể trở nên tự chủ, cha mẹ cần học cách thừa nhận và khuyến khích sự nỗ lực của con. Nếu một đứa trẻ bắt đầu làm một điều gì đó mới mẻ, dù chúng đang ở bất cứ độ tuổi nào, các bậc phu huynh cũng nên khuyến khích và ủng hộ.
Nếu con gặp khó khăn khi mới bắt đầu, hãy động viên con: “Vạn sự khởi đầu nan con yêu. Mọi thứ đều khó khăn lúc đầu thôi nhưng sau này luôn dễ dàng hơn”.
3. Luôn tin tưởng con
Đừng quá lo lắng khi con bắt đầu học một điều gì đó mới mẻ. Điều cha mẹ cần làm đó là hoàn toàn tin tưởng ở con, điều này sẽ truyền động lực giúp trẻ cảm thấy bản thân có thể tự tin làm tốt việc mới. Sự tin tưởng giống như phần thưởng tinh thần giúp con có thêm sức mạnh.
4. Để con tiếp xúc với thế giới bên ngoài
Đương nhiên cha mẹ nào cũng muốn giữ cho con luôn sạch sẽ, gọn gàng trong nhà nhưng việc này lại không kích thích được tư duy của trẻ. Các bậc phụ huynh thông minh luôn coi sự phát triển toàn diện của trẻ phải gắn liền với những hoạt động bên ngoài. Bản thân trẻ cũng không quan tâm mình sạch hay bẩn khi tiếp xúc với những điều mới mẻ ngoài kia mà quan trọng là con đã được trải nghiệm những gì.
5. Không cằn nhằn quá nhiều với con
Gia đình có trẻ nhỏ luôn rơi vào tình trạng lộn xộn, kém gọn gàng. Nếu cha mẹ luôn kêu ca về điều này thì các bậc phụ huynh thông thái hiểu rằng con đang ở trong giai đoạn hiếu động và muốn làm tất cả mọi thứ để tìm hiểu xung quanh. Đó là lý do vì sao bạn đừng vội cằn nhằn khi con cố gắng làm một chiếc bánh nhỏ nhưng lại bày đầy ra bếp. Hãy giải thích cho con tại sao sự gọn gàng là cần thiết và dạy trẻ dần ngăn nắp theo thời gian.
6. Không quá lo lắng khi trẻ hiếu động
Rất nhiều cha mẹ dành cả ngày để trông con và nói rằng :”Đừng trèo lên đó”, “Không được chạm vào nó” hoặc “Đừng chạy nữa”.
Các bậc phụ huynh thông minh lại tin rằng, khi trẻ hiếu động nghĩa là con đang muốn tìm kiếm những điều mới mẻ vì thế không nên cấm đoán con quá nhiều. Hãy dõi theo và tin rằng con sẽ rất chủ động và độc lập.
7. Để trẻ tự do nhưng phải trong chừng mực
Cha mẹ nên khuyến khích con tự do làm mọi việc và chơi đùa nhưng mọi thứ luôn phải trong chừng mực. Nếu một đứa trẻ mắc lỗi không tôn trọng người lớn, trêu ghẹo, phá phách nhà hàng xóm thì đã đến lúc cha mẹ cần có hình phạt để con suy nghĩ về lỗi lầm. Nếu quá nuông chiều, con sẽ hình thành thói hư tật xấu.
8. Bố là trụ cột trong gia đình và mẹ cũng vậy
Mỗi đứa trẻ đều được dạy bố là trụ cột của gia đình và mẹ cũng có vai trò tương tự. Vì thế, con phải được dạy cách để tôn trọng những người đã sinh thành ra mình từ sớm. Và để trở thành những người trụ cột tương lai, trẻ cũng cần học cách tự làm mọi thứ hơn là nhờ vả cha mẹ. Tất nhiên, với những công việc ngoài khả năng của con, phụ huynh vẫn nên hỗ trợ.
9. Chú ý đến tính sở hữu của con
Thay vì phạt một đứa trẻ bằng cách lấy đi thứ gì đó của con, cha mẹ nên đặt ra các quy tắc con sẽ được khuyến khích phần thưởng nhỏ nếu làm được một việc tốt. Nếu đứa trẻ có suy nghĩ hẹp hòi, các bậc phụ huynh nên trao đổi và trò truyện để con sớm thay đổi tính cách không tốt.
10. Quan tâm đến con
Các nhà tâm lý học khuyên rằng bạn không nên khen ngợi con vì bất cứ hành động không tốt nào, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, vì nó sẽ khuyến khích con phát triển tính cách xấu. Và hãy nhớ luôn chú ý đến con, dù cho món quà con dành tặng chỉ là một bức vẽ nguệch ngoạc trên giấy ăn thôi nhưng hãy trân trọng và tự hào khoe nó với các thành viên khác trong gia đình. Lời khen từ các hành động tốt sẽ là món quà vô giá dành cho con.